Theọttopthànhphốđắtđỏnhấtthếgiớo khảo sát của Economist Intelligence Unit, chi phí sinh hoạt tại 172 thành phố lớn trên thế giới tăng trung bình 8,1% trong năm qua. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm xung đột ở Ukraine và những khó khăn trong chuỗi cung ứng.
Trong đó, các thành phố châu Á có xu hướng thoát khỏi tình trạng giá cả tăng cao như những nơi khác, với mức tăng chi phí sinh hoạt trung bình là 4,5%. Nhưng Singapore vẫn đứng đầu danh sách thành phố có mức phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới. 9 thành phố còn lại trong top 10 gồm: New York, Tel Aviv, Hong Kong, Los Angeles, Zurich, Geneva, San Francisco, Paris, Copenhagen và Sydney.
Một con phố giải trí ở Singapore. Ảnh:Bloomberg
"Cuộc chiến ở Ukraine, lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và chính sách zero Covid của Trung Quốc đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng. Những tác động này kết hợp với việc tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá hối đoái dẫn đến một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới. Chúng ta có thể thấy tác động trong chỉ số của năm nay, với mức tăng giá trung bình trên 172 thành phố - mức tăng mạnh nhất chúng tôi ghi nhận trong 20 năm thực hiện khảo sát", Upasana Dutt, người đứng đầu bộ phận Chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới tại Economist Intelligence Unit, cho biết.
6 thành phố đắt đỏ nhất Trung Quốc đều tăng thứ hạng, trong đó Thượng Hải lọt vào top 20. Tuy nhiên, cũng có những thành phố bớt đắt đỏ hơn so với năm ngoái như Tokyo và Osaka. Hai thành phố Nhật Bản này lần lượt tụt 24 và 33 bậc trong bảng xếp hạng nhờ mức lãi suất vẫn ở mức thấp. Thủ đô Damascus của Syria và Tripoli của Libya là những nơi có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới.
Khảo sát của Economist Intelligence Unit được thực hiện vào tháng 8 và tháng 9 năm nay, so sánh hơn 400 mức giá riêng lẻ trên hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố toàn cầu.
Sơn Nam(Theo Bloomberg)
(Tổng biên tập:sự giải trí)